Tục ở rể

Tục ở rể là hệ thống xã hội của một số dân tộc trên thế giới, trong đó cặp vợ chồng hình thành thì cư trú theo hoặc ở gần cha mẹ của người vợ. Do con cái của một người mẹ vẫn sống cùng (hoặc gần) nhà của người mẹ, từ đó có thể hình thành nên những gia tộc lớn, thường bao gồm ba hoặc bốn thế hệ sống cùng một nơi.[1][2]Tục ở rể có ở hầu hết các dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên vẫn có dân tộc theo mẫu hệ nhưng không ở rể, như người Mosuo ở vùng đông nam dãy Himalaya, Trung Quốc. Họ là dân tộc "mẫu hệ đa phu", trong đó những người đàn ông sống với mẹ đẻ và chỉ có người chồng nào được người vợ yêu cầu thì đến ở một số ngày.Một số dân tộc phụ hệ hoặc tử hệ có tục ở rể nhưng thường là ở rể có thời hạn, tức là sau một mốc đánh dấu nhất định, như có con hay đủ số năm, thì cặp vợ chồng được sống độc lập và theo về bên người đàn ông.[3][4]Trong xã hội hiện đại ở nhiều nước các cặp đôi mới có quyền tự lựa chọn nơi ở. Do đó các tục ở rể hay ở dâu không có nhiều ảnh hưởng. Tại Trung Quốc ở rể được chính phủ khuyến khích nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sự mất cân bằng giới tính.[5]